Hội thảo khoa học: Những vấn đề ngôn ngữ học: Ngôn ngữ Hồ Chí Minh - Tiếng Hà Nội với ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam
Ngày 29 tháng 12 năm 2007, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội),Khoa Ngôn ngữ học, Hội Ngôn ngữ học Hà Nội và Tạp chí Ngôn ngữ đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học thường niên về chủ đề: “Những vấn đề ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chủ tịch Hồ Chí Minh – Tiếng Hà Nội với ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam”. Đến dự Hội thảo có PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, TS. Nguyễn Thế Kỷ, Vụ trưởng Vụ Báo chí xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương, GS.TS Vũ Hoan, Phó chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội, PGS.TS Vũ Đức Nghiệu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Gần một trăm các nhà khoa học, nghiên cứu sinh và học viên cao học đã tham gia Hội thảo.Trên 40 báo cáo khoa học về ngôn ngữ chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếng Hà Nội với ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam và các vấn đề ngôn ngữ học khác được trình bày tại Hội thảo (xem danh mục các báo cáo khoa học ở cuối bài). Ở phiên họp toàn thể, các đại biểu tham gia Hội thảo đã nghe ý kiến phát biểu của GS.TS Vũ Hoan, Phó chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội và ba báo cáo khoa học của các nhà nghiên cứu: 1. GS. TS Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Hà Nội: Học tập tấm gương sử dụng ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Giữ gìn nét đẹp truyền thống và hiện đại của ngôn ngữ văn hóa thủ đô. 2. PGS.TS Bùi Hiền, Hội Ngôn ngữ học Hà Nội: Những vấn đề giáo dục ngoại ngữ trong quá trình hội nhập. 3. PGS.TS Nguyễn Đức Tồn, Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ: Về các khái niệm: Tiếng Hà Nội, tiếng Thủ đô trong mối quan hệ với các khái niệm liên quan (ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ văn học, phương ngữ, phương ngữ đô thị, phương ngữ nông thôn). Sau phiên họp toàn thể, Hội thảo đã chia thành 2 Tiểu ban đề nghe và thảo luận các báo cáo khoa học còn lại về các chủ đề liên quan: Tiểu ban 1: Những vấn đề ngôn ngữ học – Ngôn ngữ chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiểu ban 2: Tiếng Hà Nội với ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam . Ở cả hai Tiểu ban, các nhà khoa học đã trình bày vàthảo luận sôi nổi những vấn đề khoa học và có tính thời sự về quan điểm sử dụng ngôn ngữ và phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh, về đặc điểm và vai trò của tiếng Hà Nội trong mối quan hệ với ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, về thực trạng của tiếng Việt và tiếng Hà Nội hiện nay, về sự cần thiết phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, vẻ đẹp truyền thống của tiếng Hà Nội, vv. Tất cả các báo cáo khoa học tham gia Hội thảo đã được in trong Kỷ yếu Hội thảo và dự kiến sẽ được xuất bản thành sách trong thời gian tới.Dưới đây là một số hình ảnh về Hội thảo và danh sách các báo cáo khoa học tham gia Hội thảo. 1.Một số hình ảnh về hội thảo
Ảnh 1:Đoàn chủ tịch của Hội thảo GS.TSNguyễn Văn Khang đang đọc báo cáo
Ảnh 2:Các đại biểu đangdự Hội thảo ở Phiên họp toàn thể
Ảnh 3:Các đại biểu Tiểu ban 1 đang nghe báo cáo
Ảnh 4:Các đại biểu Tiểu ban 2 đang thảo luận
Ảnh 5:Các đại biểu dự Hội thảo chụp ảnh kỉ niệm ở sân Trường
2.Danh sách các báo cáo khoa học tham gia Hội thảo:
1. Văn Tú Anh: Đặc trưng thanh điệu thổ ngữ Nghi Tàm phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. 2. Vũ Kim Bảng:Cư dân Hà Nội theo dòng lịch sử. 3. Bùi Đăng Bình: Thanh điệu tiếng Đồng Thiên. 4. Phan Mậu Cảnh: Một số cáchtổ chức ngôn ngữ thể hiệntính rõ ràng, lôgic và biểucảm trong văn chính luận của Hồ Chí Minh. 5. Vũ Thị Sao Chi: Giá trị của nhịp điệu trong văn chính luận Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Hồng Cổn - Nguyễn Anh Tuấn: Hà Nội - Một thoáng qua Internet. 7. Trần Văn Cơ: Nghiên cứu ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận (đặt vấn đề). 8. Nguyễn Hữu Đạt: Văn hoá ngôn từ, phong cách ngôn ngữ thơ Hồ Chí Minh và việcdịch bài thơ “Chiều tối”. 9. Lâm Quang Đông: Một số đặc điểm văn hoá, tâm lý và tính cách dân tộc trong tục ngữ Anh và tục ngữ Việt Nam. 10. Đinh Văn Đức: Ngôn ngữ bản “ Tuyên ngôn Độc lập”- Một hình ảnh Độc lập của tiếng Việt. 11. Phạm Thị Thu Hà - Phan Thị Huyền Trang: Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá - Một cách tiếp cận chức năng. 12. Vũ Thị Hải Hà: Tiếng Hà Nội khu vực phố cổ. 13. Bùi Hiền: Những vấn đề giáo dục ngoại ngữ trong quá trình hội nhập. 14. Nguyễn Xuân Hoà: Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng từ ngữ và thành ngữ trong giao tiếp. 15. Phạm Thị Thuý Hồng: Loại từ tiếng Inđônêxia và tiếng Việt trong bối cảnh các ngôn ngữ có loại từ ở Đông Nam Á. 16. Phạm Thuý Hồng: Khảo sát tình hình sử dụng thành ngữ tiếng Việt trong giao tiếp của một bộ phận sinh viên Việt Nam. 17. Hoàng Khánh Hưng: Tiếng Việt trên blog với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 18. Nguyễn Thị Thanh Hương: Đặc điểm của các cấu trúc định danh mở rộng trong ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh. 19. Nguyễn Văn Khang: Học tập tấm gương sử dụng ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Giữ gìn, phát triển nét đẹp truyền thống và hiện đại của ngôn ngữ văn hóa Thủ đô. 20. Dương Văn Khoa:Học tập ngôn ngữ Hồ Chí Minh qua một bài thơ chữ Hán của Người: “Tầm hữu vị ngộ”. 21. Vũ Thế Khôi: Một trào lưu văn hoá của sĩ phu Hà thành qua giải mã thơ văn chữ Hán. 22. Trần Ngọc Kim - Trương Tấn: Vài suy nghĩ về một số hiện tượng sử dụng tiếng Việt và tiếng nước ngoài tại Hà Nội trên một số phương tiện văn hoá nghệ thuật. 23. Nguyễn Huy Kỷ- Bùi Thị Đào: Một số khó khăn của người Hà Nội khi thể hiện ngữ điệu tiếng Anh: nguyên nhân và cách khắc phục (Dựa trên cứ liệu khảo sát sư phạm và điều tra điền dã). 24. Đào Thanh Lan: Hoạt động của giới từ gốc Hán trong tiếng Việt. 25. Chu Thị Phong Lan: Bước đầu tìm hiểu sự ảnh hưởng của vai giao tiếp tới hành vi đề nghị (trong “Hồ Chí Minh toàn tập”). 26. Trịnh Cẩm Lan: Lí thuyết làn sóng trong nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá Thăng Long – Hà Nội. 27. Trần Thị Thanh Liêm: Nghiên cứu bước đầu về đối chiếu tiếng Hán với tiếng Việt. 28. Lê Bá Miên:Những yếu tố thuộc phong cách khẩu ngữ trong văn chính luận tiếng Việt của Chủ tịch Hồ Chí Minh (trên cấp độ từ vựng – ngữ nghĩa). 29. Bùi Văn Năm: Nối liên kết - mạch lạc - văn bản. 30. Nguyễn Hoài Nguyên: Ngôn ngữ dân gian trong tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh. 31. Nguyễn Bắc Sơn: Di chúc - điển hình sự giản dị, trong sáng phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh. 32. Thanh Sơn: Ai là người đầu tiên sử dụng các từ Người, Bác, Cha trong thi ca cách mạng để chỉ Hồ Chủ tịch. 33. Hứa Ngọc Tân: Tìm hiểu ngữ nghĩa tộc danh Nùng và các nhóm địa phương. 34. Trương Tấn: Mấy suy nghĩ nhỏ về ngôn ngữ của một người khổng lồ - Hồ Chí Minh hay là: Âm vang ngàn năm. 35. Phạm Tất Thắng: Tìm hiểu về tên gọi sông hồ ở Hà Nội 36. Nguyễn Thị Kim Thoa:Những tương ứng ngữ âm giữa tiếng Sán Dìu ở Việt Nam và tiếng Hán hiện đại. 37. Nguyễn Thị Phương Thuỳ:Phân tích nhịp điệu trong một bài thơ và các khả năng ngắt nhịp trong một câu thơ ở giai đoạn kháng chiến chống Pháp. 38. Huỳnh Công Tín: Tiếng Hà Nội trong tiến trình của tiếng Việt. 39. Phạm Văn Tình: Văn hóa giao tiếp ở lứa tuổi học đường (Trên cơ sở khảo sát một số trường học ở Hà Nội). 40. Vương Toàn: Bốn chữ cái F, J ,W, Z trong đời sống ngôn ngữ người Hà Nội. 41. Nguyễn Đức Tồn: Về các khái niệm: Tiếng Hà Nội, tiếng Thủ đô trong mối quan hệ với các khái niệm liên quan (ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ văn học, phương ngữ, phương ngữ đô thị, phương ngữ nông thôn). 42. Phạm Thu Trang: Bước đầu tìm hiểu tên đường phố ở quận Ba Đình, Hà Nội. 43. Lâm Lý Trí: Chương trình giảng dạy tiếng Việt ở các trường học công lập tại Hoa Kì. 44. Hồ Xuân Tuyên: Từ chệch âm sang chệch nghĩa.
Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Địa chỉ: Tầng 3 (P.301-307) Nhà A - 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3 5588 603 - Fax: (84-4) 3 8587 202
Email: ngonnguhoc@ussh.edu.vn